Học nấu món ăn Hàn Quốc chuẩn vị – ăn thật ngon, kinh doanh hot

Comments

Nếu bạn đang tìm kiếm những công thức nấu món Hàn Quốc để kinh doanh nhà hàng, bán đồ ăn online thì đây chắc chắn là một khóa học mà bạn nên tham khảo.

Ẩm thực truyền thống Hàn Quốc không chỉ là một nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của xứ sở Kim Chi mà còn là điểm hấp dẫn với du khách khắp nơi trên thế giới. Với rất nhiều các món ăn là đặc trưng được chế biến từ các nguyên liệu riêng của Hàn Quốc với hương vị, màu sắc vô cùng độc đáo.

Những món ăn cổ truyền, món ăn đường phố, văn hóa ẩm thực truyền thống Hàn Quốc trên màn ảnh, trong các chương trình giải trí, phim ảnh,… đã thực sự khiến người xem trên toàn thế giới bị “đánh gục” hoàn toàn vì nó quá ngon lành và hấp dẫn. Các món ăn như tokbokki, kimbap, các món thịt nướng, nước sốt tròn vị của Hàn Quốc đã khiến những người thưởng thức không thể quên được.

Trong khóa học này, giảng viên sẽ cùng các bạn khám phá các món ăn nổi tiếng làm nên thương hiệu của nền ẩm thực Hàn Quốc như: Kim chi, kimbap, tokbokki, thịt nướng, lẩu.. Không những biết cách làm món ăn chuẩn Hàn, các bạn còn được chia sẻ cả một văn hóa về những món ăn đó.

Giảng viên Đặng Thiếu Ngân cũng đã có hơn 20 năm làm dâu xứ Hàn, trong một gia đình có bề dày về truyền thống. Văn hóa ẩm thực dưới cách nhìn nhận và thể hiện của chị, luôn cầu kỳ nhưng cách thực hiện lại rất đơn giản. Theo chị, tinh túy của ẩm thực Hàn, đó là giữ được chuẩn vị Hàn, không bị pha tạp nhưng cách nấu hay tìm kiếm nguyên liệu lại không quá khó.

Giảng viên sẽ đồng hành cùng bạn là Tiến sĩ Văn hóa Đặng Thiếu Ngân, có gần 30 năm kinh nghiệm học tập, nghiên cứu chuyên sâu về Hàn Quốc. Chị hiện là Phó chủ tịch Hội nghiên cứu về Hàn Quốc của Việt Nam.

Mô tả khoá học

  • Cẩm nang cho những ai muốn khám phá tinh hoa ẩm thực thường nhật Hàn Quốc
  • Công thức chuẩn ngon từ chuyên gia hàng đầu về văn hóa Hàn, có kinh nghiệm đứng bếp, lên thực đơn và chế biến các món ăn ngon nhất cho tiệm ăn Kei – Chuẩn vị Hàn giữa lòng Hà Nội
  • Có hàng trăm món ăn ngon trong Menu của Kei, nhưng trong phạm vi của khóa học này, “Tổng bếp trưởng” của Kei sẽ mang đến cho bạn chính những công thức best seller của nhà hàng. Bạn sẽ được học công thức chi tiết làm ra những “món ngon nhớ lâu nhất” của nhà hàng, cũng là những món mà giảng viên tâm đắc nhất – thường xuyên tự tay chế biến cho chính gia đình mình thưởng thức.
  • Tư vấn hữu ích, thực tế
  • Dù là một người nội trợ nấu ăn cho gia đình hay dự định nấu ăn cho khách hàng, bạn sẽ chắc chắn nêm nếm ra những món ăn chuẩn Hàn nhờ bí quyết gia truyền và gần 30 năm kinh nghiệm về Văn hóa, Ẩm thực Hàn của chuyên gia.

Cẩm nang nấu món ăn Hàn Quốc có gì hot?

Do Hàn Quốc mở rộng phát triển du lịch, nên ẩm thực Hàn cũng có những thay đổi trong chế biến và sử dụng nguyên liệu, nhằm phù hợp với khẩu vị của nhiều du khách nên dần mất đi vị chính của món ăn Hàn truyền thống. Chuẩn Hàn, là cách chế biến và sử dụng nguyên liệu thuần túy theo nhiều bà nội trợ Hàn Quốc, vị có thể khác với vị của những món ăn bán ở Nhà hàng, quán ăn mà chúng ta dễ dàng tìm thấy.

Kim chi

Hàn Quốc tiếp nhận khái niệm rau quả lên men qua văn học Trung Quốc từ 3000 năm trước. Vào năm 1600, bán đảo Triều Tiên bắt đầu sử dụng Ớt như 1 nguyên liệu chính trong ẩm thực nhưng để ra đời và đưa kim chi trở thành món” Quốc hồn quốc túy” chính xác khởi nguồn từ thời Tam quốc.

Kim chi trải qua nhiều giai đoạn phát triển, bền vững trường tồn theo năm tháng. Càng về sau này, kim chi càng có thêm nhiều phiên bản sang tạo,dựa theo khẩu vị của từng vùng, từng gia đình nhưng nổi bật nhất vẫn là ghi dấu về 1 món ăn có lợi cho sức khỏe, xuất hiện đủ 4 mùa trong năm, không bị phụ thuộc bởi thời tiết, luôn hiện hữu trong các bữa ăn của người Hàn Quốc.

Nguyên liệu chủ yếu để làm kim chi là Cải thảo, củ cải, ớt, hành, tỏi. Sau quá trình lên men, trong kim chi xuất hiện rất nhiều Vitamin và khoáng chất được giữ bởi các vi khuẩn có lợi, giúp bổ sung hàm lượng Vitamin cho cơ thể khá cao. Ngày nay, dù ra đời nhiều loại kim chi khác nhau, hay các món ăn phụ trong mâm cơm cũng được gọi là kim chi dù không sử dụng nguyên liệu chính là rau thì về căn bản cùng có chung 1 cách trộn sốt khi chế biến nên vẫn mang vị đặc trưng của món ăn nổi tiếng xứ Hàn

Kim chi Hàn Quốc
Kim chi Hàn Quốc

Kim chi cải thảoKim chi cải dưa là 2 món bạn sẽ được hướng dẫn chi tiets trong khóa học này

Kimbap

Cho đến nay, Kimpap vẫn là 1 trong những món ăn “ gây nhiều tranh cãi về nguồn gốc” ở Hàn Quốc. Một số nghiên cứu cho thấy, Kimpap là món ăn được học hỏi, kế thừa từ món cơm cuộn Norimaki của Nhật. Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu khác lại đủ biện chứng, cho rằng Kimpap là sản phẩm đáng tự hào của người Hàn Quốc do người dân xứ kim chi từ thời Tam quốc, triều đại Shilla cũng đã nổi danh với việc sử dụng Lá kim – rong biển trong các bữa ăn của mình.

Kimpap chuẩn Hàn

Khởi đầu từ một vị sư danh tiếng thời Goryo, khi dùng rong biển để bọc với cơm, nhiều người dân đã học theo, lấy rong biển làm thực phẩm. Sau đó, vào năm 1424, một phụ nữ ở khu vực cảng vùng Kyungsangdo đã chế biến ra Lá kim bằng phương pháp riêng, được xem là khởi tổ của món lá kim ngày nay. Kimpap chuẩn Hàn, luôn đặt trên tấm cuộn làm bằng tre và bên trong có đủ 7 vị rau dưa. Ngày nay, Kimpap được thay đổi, sáng tạo theo nhiều phong vị ẩm thực của các vùng miền, gia đình nên có thể nói, Kimpap là món ăn có rất nhiều dị bản, không theo chuẩn mực bắt buộc nào.

Rất khó để nói món Kimpap nào là truyền thống, chỉ có thể thể nói là món Kimpap phổ biến, ít sáng tạo nhất trong số hàng chục loại Kimpap hiện nay. Khác biệt trong các món Kimpap chỉ là thay đổi phần Nhân bên trong, còn cách chế biến, thực hiện thì tương tự như nhau. Điều kiện cần để làm món Kimpap là phải có 1 tấm cuộn bằng tre mỏng, bát trộn cơm, vài nguyên liệu tùy điều kiện và sở thích. Đây là món ăn quen thuộc, rất dễ thực hiện nhưng cũng xem là món “ quốc hồn quốc túy”, rất phổ biến trong ẩm thực xứ Hàn.

Kimpap chuẩn Hàn
Kimpap chuẩn Hàn

Kimpap bò Kimpap cá ngừ sẽ đưa bạn đến với những nét tinh tế đặc trưng của ẩm thực Hàn trong khóa học này.

Tteokbokki (Tokboki)

Sau kim chi, Tokboki là món ăn đường phố tiêu biểu, đại diện cho ẩm thực Hàn Quốc. Nguyên liệu chủ yếu là Tok – bánh gạo có tên là Tokmyun hoặc Karetok được nấu chín trong sốt tương ớt cay ngọt hoặc sốt nước tương – xì dầu. Trước năm 1953, ở Hàn Quốc chỉ chế biến món Tokboki với sốt nước tương, xào cùng thịt bò. Đây là món ăn tương truyền có từ triều đại Chosun, khởi nguồn có bởi yêu cầu của Vua là muốn dùng 1 món từ bột nếp hấp chín nhưng lại không cho thêm các loại gia vị khác khi hấp mà phải giữ nguyên vị nguyên chất thơm mùi gạo mới.

Gongjung tokboki – món Bánh gạo cung đình ra đời và lưu truyền đến dân gian. Sau chiến tranh ở Hàn Quốc, món Tokboki thường được bán tại các Nhà hàng món ăn Trung Quốc và chỉ có duy nhất loại Tokboki sốt xì dầu. Sau dần, các đầu bếp sáng tạo cho Tokboki vào cùng món mỳ Jajangmyun nổi tiếng. Cũng từ đây, sự phát triển về văn hóa Tokboki nở rộ sau khi món Tokboki đường phố của Chủ nhà hàng kiêm đầu bếp Ma Bok Rim ở khu Shindang ra đời.

Trong khóa học này, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết công thức và cách làm các món Tteokbokki:

  • Tteokbokki Truyền thống
  • Tteokbokki Hoàng gia
  • Tteokbokki Cung đình

Đến nay, Tokboki là món ăn quen thuộc, xuất hiện ở mọi nơi và có thể nói, sau kimchi, Tokboki là món ăn lưu lại ấn tượng để du khách nhớ về ẩm thực Hàn Quốc.

Qua nhiều năm, cách chế biến Tokboki cũng có những thay đổi, dựa trên tính chất vùng miền cũng như sự sáng tạo của mỗi cá nhân nhưng nguyên liệu chủ đạo của món Tok thần thánh với giới trẻ, vẫn là Karetok – bánh gạo thon dài, xắt khúc tầm 3-5cm, xào cùng sốt tương ớt cay mặn ngọt, có thể kèm thêm hành boaro, chả cá hay thịt bò. Gần đây, fomai cũng được trọng dụng để đưa vào món Tokboki, tạo nên sự giao hòa truyền thống – hiện đại khá thú vị.

Các món thịt

Thịt hầm Bossam là một trong những món nhậu quen thuộc nhất với người Hàn Quốc. Khắp các vùng miền trải dọc bán đảo Triều Tiên từ thời Chosun, đều có những tửu điếm hoặc quán ăn đơn thuần bán món ăn chín nổi tiếng qua cách chế biến là Luộc hay Hầm nhừ này.

Cũng từ thời Chosun, việc sử dụng thêm hoa quả hay củ quả khi hầm thịt mới bắt đầu. Trước đó, khái niệm “Bossam” để chỉ những nguyên liệu khác – ngoài Cải thảo trong món kim chi – nôm na là “nhân kim chi” bao gồm cà rốt, củ cải, lá hẹ…trộn với nước mắm, ớt…

Vào những ngày muối kim chi – ở Hàn gọi là Kimchang thì người dân luôn ngả mâm rượu, ban đầu là gói “nhân kim chi” cuộn cùng những tàu cải thảo vừa được muối và ăn nhậu tưng bừng.

Cũng không biết từ khi nào, thịt lợn được ăn kèm cùng “nhân kim chi” và sau đó, ngày Kimchang mặc nhiên là phải có Thịt lợn luộc hay Bossam kèm theo để tự thưởng cho thành quả lao động, vất vả làm Kimchi để dự trữ cho cả 1 thời gian dài.

Thịt luộc đơn thuần là thịt – không phân biệt thịt trâu, bò hay nhất định phải ở bộ phận cụ thể nào. Có thể là thịt thủ, thịt vai, thịt mông…đều được gọi chung là Suyuk – nghĩa là thịt. Từ khi phát hiện ra việc gói thịt cùng kim chi mới để ăn trong ngày Kimchang hay làm món nhậu thì món thịt lợn luộc nhừ này được mặc định gọi là Bossam với cách chế biến khác món thịt luộc đơn thuần.

Thịt hầm Bossam, thịt lợn xào cay Suyuk PokumThịt lợn xào cay Suyuk Pokum chính là 3 công thức bạn sẽ được giảng viên chia sẻ trong khóa học này.

Các loại sốt

Sốt Bulgogi là sốt phổ biến nhất trong các loại sốt, khi nói đến ẩm thực Hàn Quốc. Món sốt này phù hợp với thịt ba chỉ bò, lợn … dùng khi xào. Khi món thịt nướng được yêu thích, cũng có thể sử dụng sốt này ướp sườn hay ba chỉ để nướng trên than.

Samjang ngày nay đã được bán sẵn rất nhiều, chủ yếu dùng ăn kèm các món cuốn như Bossam, Thịt nướng…Món thịt nướng nếu muốn ngon, rất cần loại sốt Samjang ngon vì yêu cầu không được loãng quá và không được mặn quá.

Và đây cũng chính là 2 món sốt được giới thiệu và hướng dẫn cách làm trong khóa học.

Lẩu Hàn Quốc

Lẩu Kamjathang sườn khoai tây

Khởi nguồn từ vùng Cheonlado, món Kamjathang là một trong những món canh lẩu nổi tiếng của ẩm thực Hàn. Sau sự vang danh của kim chi, tokboki…, thế hệ món ngon tiếp theo của Hàn Quốc chinh phục du khách chính là Cá kho củ cải cay, Lẩu sườn Kamjathang, bánh hẹ Phacheon…

Nguyên bản của Kamjathang là từ việc người Hàn Quốc không sử dụng nhiều thịt trong các bữa ăn. Bên cạnh đó, vì sở xứ lạnh nên Hàn Quốc chú trọng đến những món canh nóng hổi, giúp cơ thể ấm áp. Thịt với người Hàn Quốc vẫn luôn giá trị, nên phần thịt ngon họ ninh kỹ, có thể ninh suốt 24h và chế biến thành món canh sườn nổi tiếng như Galbithang, Komthang…Sau khi lọc phần thịt ngon để làm những món canh nóng, phần xương còn lại cũng vẫn rất giá trị, nên món Canh xương xẩu ra đời.

Ban đầu, người Hàn Quốc chỉ tận dụng phần xương đã được ninh kỹ, lấy nước cốt, nước ngon chế biến món khác, dùng phần xương và thêm chút nước ninh lần 3,4 để bỏ thêm các loại rau, kim chi sẵn có vào thành 1 món canh hổ lốn. Điểm thu hút của món canh xương xẩu là tạo sự thú vị cho cảm giác nhậu.

Từ năm 1960, tại Busan xuất hiện lần đầu món Canh xương hầm khoai tây, khởi đầu do việc thu dỡ khoai tây ngoài ruộng rất vui vẻ. Những người nông dân hồn nhiên bắc bếp, cho xương vào nồi ninh ngay ven ruộng với lý do xương là thứ nguyên liệu rẻ nhất để mua, lại không cần mất nhiều thời gian trông coi khi ninh nấu.

Khi lao động mệt, giữa giờ ngả cơm ra ăn có thể múc luôn nước xương ninh nóng hổi ra dùng trong bữa chính. Sau các loại rau, họ đã nghĩ ra việc khoai tây vừa dỡ dưới ruộng, rửa sạch, cho luôn vào nồi xương hầm, cho thêm các gia vị theo sở thích như tương ớt, bột vừng rang…để có được món canh xương khoai tây đầy hấp dẫn.

Cảm giác thú vị khi giật từng chút thịt còn sót lại trên những cục xương to đùng dần trở thành trào lưu và Kamjathang phổ biến trên diện rộng. Sau 1 thời gian, người ta bắt đầu dùng loại xương nhiều thịt hơn, rồi là những cục sườn to và món ăn này luôn là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều tín đồ ẩm thực.

Canh Kamjathang có thể nấu không quá cay, mùi thịt và khoai tây rất thơm, khoai nhừ có thể tạo thêm độ sánh cho nước dùng nên bên cạnh loại dưa cải Ukoji được sử dụng từ thời gian đầu, khoai tây đã vươn lên vị trí thượng tôn và đưa Kamjathang trở thành món canh – sau này là lẩu nóng vô cùng khó cưỡng.

Lẩu Budejike Kim chi thập cẩm

Budejike là món canh lẩu có lịch sử không mấy vui vẻ của người Hàn Quốc, dù ngày nay món ăn này được công nhận là món ăn nổi bật, rất quen thuộc với mọi du khách cũng như nhiều gia đình thường xuyên tự nấu.

Xuất phát từ canh kim chi đơn thuần, vào thời kỳ chiến tranh tại Triều Tiên, người dân Hàn Quốc những vùng có quân đội Mỹ đi qua hoặc lập doanh trại đều đã quen với việc lính Mỹ mang các loại thực phẩm đóng hộp ra cho hoặc trao đổi các sản vật khác với người dân bản địa. Từ việc quá khó khăn trong giai đoạn này, trong nhà có gì thì khi nấu ăn có thể sử dụng được là cho lẫn lộn vào để nấu, mục đích tiết kiệm và ăn thật nhanh cho tới việc có các đồ hộp của lính Mỹ trong tay, người Hàn Quốc đã chế ra món canh lẩu Budejike theo nghĩa đen là “Canh Quân đội”. Món canh này ăn nóng, dần trở thành món nhậu lý tưởng của người Hàn

Danh sách các món lẩu bạn được học trong khóa học này chính là:

  • Lẩu sườn khoai tây Kamjathang
  • Lẩu kim chi Budejike

Quà tặng

Ngoài các bài họctrên, bạn sẽ được tặng thêm những hướng dẫn công thức rất hot và “ăn khách”

Tteokbokki Pizza – Công thức độc quyền của nhà hàng Kei

Miến trộn Japche

Khóa học nấu món ăn Hàn Quốc cùng Đặng Thiếu Ngân

Thật vui vì bạn đã tìm được đến bài viết này. Mai tin rằng dù có tham gia khóa học hay không, thì cả một bầu trời kiến thức và thông tin về văn hoa ẩm thực Hàn Quốc mà chính giảng viên Đặng Thiếu Ngân chia sẻ trong bài viết đã mang đến cho bạn rất nhiều điều bổ ích.

Bạn có thể tham gia học từng khóa lẻ hoặc trọn bộ các món ăn trong cả bài viết lại link sau nhé!

Để Mai tính

Tags: , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Bình luận của bạn

Đăng ký ngay để không bỏ lỡ ưu đãi!

Tin liên quan

"Dino đi học" - Tiên phong công nghệ 4.0 trong Giáo dục

"Dino đi học" là ứng dụng giáo trí tiền tiểu học toàn diện cho trẻ từ 3-6 tuổi. Chương trình học theo chuẩn BGD&ĐT cho trẻ mầm non 3-6 tuổi tại nhà. Đây cũng được đánh giá là ứng dụng duy nhất tích hợp kho nội dung đủ 5 môn: Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, kỹ năng xã hội, Thể chất. "Dino đi học" áp dụng học thuyết thông minh đa trí tuệ của Giáo Sư Howard Gardner: Giúp trẻ khai phóng trí tuệ, cảm xúc, kỹ năng và thể chất