Ép nhanh hay ép chậm – đâu là “chân ái”

Comments

Hiện nay trên thị trường có 2 dòng máy ép phổ biến, đó chính là máy ép nhanh và máy ép chậm. Bạn đã hiểu rõ và phân biệt được sự khác nhau của 2 dòng sản phẩm này chưa?

Có nhiều yếu tố cần so sánh như về công nghệ, chất lượng nước ép, khả năng vệ sinh, giá cả,…

Trong thế giới số toàn cầu này, bạn càng có nhiều lựa chọn tốt hơn cho cuộc sống, từ những vật dụng thiết yếu hằng ngày để giúp cải thiện sức khỏe như máy ép sinh tố.

Bạn là kiểu người theo xu hướng truyền thống với việc sử dụng máy ép thường đã có từ lâu hay bắt kịp theo xu thế là sử dụng máy ép chậm. 

Tham khảo bài viết dưới đây của blog Để Mai Tính để có cho mình sự lựa chọn tốt nhất về máy ép hoa quả nhanh hay chậm nhé! 

So sánh máy ép trái cây nhanh và máy ép trái cây chậm

Nguyên lý hoạt động máy ép trái cây 

Cấu tạo chung của máy ép trái cây truyền thống (Ép nhanh) gồm các bộ phận chính sau: mô tơ tốc độ cao, mâm xay với nhiều loại lưỡi dao và lưới vắt, nắp máy có ống tiếp nhiên liệu, xay hứng nước ép và xả bã. 

  • Nguyên lý hoạt động của loại máy ép nhanh: Khi đưa trái cây vào, mâm xay sẽ chạy với tốc độ rất cao (gần 2.400 vòng/phút) giúp hoa quả được mài nhỏ dần và tách nước ra khỏi phần bã nhờ lực ép ly tâm. 
  • Nhược điểm: Máy ép nhanh hoạt động máy chạy với tốc độ rất cao sẽ gây ra tiếng ồn khá lớn, không thể hoạt động liên tục trong một thời gian dài. Dễ gây tình trạng nóng máy và dễ hỏng mô tơ.

Khắc phục nhược điểm này máy ép chậm đã ra đời. Máy hạn chế tối đa tiếng ồn do động cơ gây ra và máy có thể sử dụng liên tục trong thời gian dài hơn (tối đa khoảng 25 – 45 phút tùy máy). 

  • Cấu tạo của máy ép chậm được cải tiến hơn so với máy ép thông thường nằm ở chỗ 2 bộ phận chính là động cơ giảm tốc và trục vít đặc biệt, ép rau củ và và hoa quả với vận tốc chỉ khoảng 85 vòng/phút. 
  • Nguyên lý hoạt động của loại máy ép chậm: Khi đưa hoa quả vào, trục vít dạng xoắn ốc sẽ từ từ đưa nguyên liệu vào lưới lọc. Không tạo lực ly tâm và ma sát nào đối với hỗn hợp đang ép, một bộ phận tách bã sẽ đẩy bã ra ngoài và nước ép chảy ra một cách tự nhiên.

Nguyên lý hoạt động khác nhau chính là nguyên nhân lý giải về sự khác biệt giữa hai loại máy ép sinh tố hiện nay. Cụ thể, với lực xay ép ly tâm của máy ép thường có thể tạo ra nhiệt lượng lên đến 70 độ C (nên chúng ta có thể cảm nhận nước ép thành phẩm có thể hơi ấm) đủ để phá vỡ phần lớn các vitamin và chất dinh dưỡng sẵn có trong nguyên liệu mang ép.

Ép với máy ép thường nguyên liệu dưới lực xay ép ly tâm cũng không tách hết được phần nước trong nó; với máy ép chậm dưới lực nén của trục vít thì nguyên liệu được nghiền ép để chiết gần như toàn bộ lượng nước sẵn có trong rau củ quả.

Chất lượng nước ép

Mùi vị nước ép:  Mùi vị của nước ép từ máy ép chậm đậm đà đạt đến 95% vị trái cây tươi so với mùi vị của nước ép từ máy ép thường. Các vị chua, ngọt hay hương vị riêng của rau, củ, quả cũng tồn tại tự nhiên hơn.

Màu sắc nước ép: Máy ép chậm cho ra màu sắc đậm và đẹp hơn nhiều, đặc biệt nước ép chậm không bị kết tủa hay tạo nhiều bọt cũng như không có nhiều bã nhỏ như máy ép thường. Còn máy ép thường cho ra thành phẩm bị tách nước và dễ oxy hóa. Màu sắc và hương vị của nguyên liệu bị biến đổi nhiều.

Dinh dưỡng nước ép: Máy ép chậm giữ được lượng khoáng chất, vitamin và dinh dưỡng nhiều hơn hẳn so với máy ép trái cây thông thường. Máy ép chậm giữ được vitamin nhiều hơn gấp 6 lần (95- 98%). Còn lượng vitamin máy ép nhanh giữ lại ít. 

Lượng nước ép: Máy ép chậm cho được nhiều nước ép gấp 2 lần lượng xơ bã khô hơn.

Lượng bã nước ép: Máy ép chậm cho được lượng bã ít hơn, do ít nước. Còn máy ép nhanh cho nhiều bã hơn do bã có chứa nước.

Điểm nổi trội:  Máy ép nhanh không ép được các loại rau, lá. Máy ép chậm ép được nhiều các loại rau, lá (cải xanh, rau má,…).

Cách vệ sinh máy ép nhanh/ chậm

Có thể nói, ngoài tính hiệu quả do nguyên lý hoạt động mang lại thì máy ép chậm còn thể hiện ở sự đơn giản trong việc vệ sinh máy. Không quá cầu kỳ giống như máy ép trái cây thông thường là cần phải tháo rời các bộ phận và vệ sinh tỉ mỉ sau khi sử dụng để làm sạch và cất giữ hoặc xay ép tiếp loại nguyên liệu khác thì máy ép chậm nhẹ nhàng hơn trong công tác vệ sinh.

Công việc của bạn chỉ là đổ nước vào máy, sau đó máy sẽ tự động làm sạch cơ bản, cuối cùng bạn chỉ cần tháo rời các chi tiết và rửa qua dưới vòi nước là có thể cất giữ. Các bộ phận, chi tiết của máy ép chậm cũng cấu tạo đơn giản, dễ dàng vệ sinh hơn máy ép thường.

Kết luận – nên chọn máy ép nhanh hay máy ép chậm?

Qua những tiêu chí so sánh mà Mai đã liệt kê ở trên, bạn có thể dễ dàng nhận ra những ưu điểm vượt trội mà máy ép chậm đem lại về chất lượng nước ép, chế độ bảo hành, sử dụng êm, thuận tiện vệ sinh máy,… cũng như tốc độ ép lấy nước của hai loại máy là tương đương nhau.

Tuy nhiên, có một vài lưu ý khi bạn sử dụng máy ép chậm. Đó là bạn cũng phải tốn công cắt nhỏ nguyên liệu để trục vít nghiền ép được tốt hơn, tránh bị kẹt nguyên liệu. Và nhất là để có được một chiếc máy ép chậm, bạn phải đầu tư số tiền từ 10 % – 40 % so với máy ép nhanh. Nhưng xét về độ hiệu quả và chất lượng mà máy ép chậm đem lại thì với giá hiện tại cũng xứng đáng để đầu tư.

Tóm lại, máy ép chậm hay máy ép nhanh đều có những ưu và nhược điểm riêng nhưng đều đem đến cho bạn những ly nước ép thơm ngon, dinh dưỡng và đảm bảo chất lượng cũng như tính vệ sinh an toàn cao. 

Do vậy tùy theo nhu cầu kết hợp với điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn loại máy ép phù hợp cho mình.  Máy ép chính là người bạn đồng hành bảo vệ sức khỏe trong cuộc chiến chống lại Covid-19 đó!

Để Mai Tính 

Nguồn ảnh: Internet 

Tags: , , , , , , ,

Bình luận của bạn

Đăng ký ngay để không bỏ lỡ ưu đãi!

Tin liên quan