Lựa chọn trở thành một Freelancer nhưng không biết tìm việc ở đâu? Hãy đọc bài viết này thật kỹ nhé, rất có thể bạn sẽ ồ lên và tìm được một hướng đi vô cùng thú vị trong thương lai của mình!
- Website tìm việc làm thêm tại Việt Nam
- Website tìm việc làm thêm nước ngoài
- 3. Upwork
- 4. Freelancer.com
- 5. Guru
- 6. PeoplePerHour
- 7. Craigslist
- 8. LinkedIn Profinder
- 9. Hubstaff Talent
- 10. Cloudpeeps
- 11. Project4Hire
- 12. Flexjobs
- 13. We Work Remotely
- 14. Freelanced
- 15. Working Nomads
- 16. JustAnswer
- 17. Onsite
- 18. YunoJuno
- 19. Folyo
- 20. Virtual Vocations
- 21. Remotive
- 22. Crowdsite
- 23. Krop
- 24. Toptal
- 25. Angel List
- 26. Indeed
- 27. Aquent
- 28. College Recruiter
- 29. Truelancer
- 30. Skip The Drive
- Công việc vặt
- Viết lách
- Thiết kế và công nghệ thông tin
- Kết luận
Cho dù bạn muốn kiếm thêm thu nhập vào thời gian rảnh, tìm kiếm một công việc ổn định và xây dựng sự nghiệp vững chắc cho bản thân hay chỉ muốn tận hưởng cảm giác tự do khi làm việc thì trở thành Freelancer là một lựa chọn tuyệt vời!
Tham khảo thêm
Là một Freelancer đồng nghĩa với việc bạn tự tạo ra công việc và trở thành ông chủ của chính mình. Bạn có toàn quyền quyết định loại công việc bạn muốn làm, dự án bạn muốn nhận, thời gian và cả nơi làm việc. Hành trang bạn cần khi bước vào nghề đơn giản chỉ là chiếc máy tính với kết nối Internet ổn định.
Với mỗi từ khóa “Công việc Freelance” bạn tìm kiếm, google sẽ trả về cả trăm ngàn kết quả truy vấn liên quan. Trong số đó, đâu mới là thứ bạn đang cần?
Sau khi nghiên cứu, tham khảo và cộng với kinh nghiệm của bản thân, mình đã hoàn thành danh sách 49 trang web tuyển dụng uy tín, chất lượng để giúp bạn có thể tìm được công việc ưng ý nhất.
Giờ là lúc để bạn bắt tay vào tạo ngay một bản “portfolio” ấn tượng và ứng tuyển vào vị trí phù hợp với năng lực cũng như sở thích của bạn.
Website tìm việc làm thêm tại Việt Nam
1. FreelancerViet.vn

FreelancerViet.vn là nền tảng cung cấp việc làm freelance đầu tiên tại Việt Nam. Đáp ứng mọi nhu cầu tìm kiếm việc làm từ công việc Full-time, Part-time đến freelance. Thanh toán dễ dàng với nhiều phương thức khác nhau thông qua hệ thống ký quỹ đặt cọc.
Để có cơ hội tìm được việc làm phù hợp, bạn cần chuẩn bị Portfolio thật tốt nhằm thu hút các nhà tuyển dụng. Sau khi báo giá và nhận được công việc bạn sẽ có một không gian làm việc riêng đối với mỗi dự án. Ngoài ra bạn có thể tham gia phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp và theo dõi toàn bộ quá trình từ lúc phỏng vấn cho đến khi nhận kết quả.
Bạn chỉ cần đăng kí một tài khoản miễn phí và bắt đầu hành trình tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên để sử dụng những tính năng mở rộng, bạn phải trả thêm một khoản phí nhất định.
2. Vlance

Là nơi tụ họp của hơn 416,926 Freelancer trên khắp Việt Nam, Vlance cung cấp nhiều loại công việc freelance khác nhau, bao gồm những công việc trả lương theo dự án hoặc việc làm bán thời gian với đủ tất cả các ngành nghề từ IT, lập trình, thiết kế, bán hàng,… Bên cạnh đó Vlancer còn có các cuộc thi thiết kế, nơi những tài năng hàng đầu cạnh tranh để có được cơ hội việc làm.
Để trở thành thành viên trong cộng đồng Vlancer, bạn cần tạo một tài khoản miễn phí, hoàn thiện hồ sơ, xác thực thông tin cá nhân và bắt đầu chào giá.
Đây là lựa chọn lý tưởng cho bạn bắt đầu sự nghiệp Freelancer, rèn luyện kinh nghiệm để có thể tham gia vào những cộng đồng freelancer chuyên nghiệp hơn sau này.
Ở Việt Nam, số lượng trang web dành cho Freelancer vẫn còn hạn chế, do đó để có thể tiếp cận với nhiều khác hàng tiềm năng hơn cũng như nâng cao thu nhập, bạn có thể tham khảo những website nước ngoài sau:
Website tìm việc làm thêm nước ngoài
3. Upwork

Upwork (trước đây là Elance-oDesk) là trang web cung cấp công việc freelance phổ biến nhất hiện nay. Nếu là một Freelancer, chắc chắn đây là một thị trường bạn không nên bỏ lỡ.
Với hàng nghìn công việc mới được cập nhật mỗi ngày và được phân chia rõ ràng trong từng danh mục cụ thể giúp cho việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn. Đến với Upwork, bạn sẽ luôn tìm thấy thứ gì đó phù hợp với mình, cho dù bạn chỉ mới bắt đầu làm việc tự do hoặc đã có nhiều năm kinh nghiệm.
Để bắt đầu, bạn cần đăng kí tài khoản miễn phí, dạo một vòng cơ bản, chọn và thầu (báo giá) dự án bạn hứng thú nhất. Đó có thể là công việc trả lương theo giờ hoặc mức giá cố định, công việc ngắn hạn hoặc dài hạn, công việc dành cho người chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ trung cấp hoặc dành cho các chuyên gia.
Bạn cũng có thể nâng cấp lên thành viên trả phí, chỉ từ $10/mỗi tháng để có thể tiếp cận cũng như có cơ hội thầu nhiều dự án hơn.
4. Freelancer.com

Với hơn 29 triệu người dùng, Freelancer.com hướng đến việc xây dựng và phát triển thành nền tảng cung cấp việc làm trực tuyến lớn nhất thế giới. Tương tự như Upwork, bạn có thể tạo hồ sơ freelancer miễn phí, đọc lướt qua các công việc mới nhất được đăng tải và bắt đầu thầu các dự án mà bạn quan tâm.
Tuy nhiên, khi là thành viên miễn phí, bạn chỉ có thể gửi 8 đề xuất thầu các dự án mỗi tháng. Nếu muốn tăng giới hạn lượt thầu hàng tháng, bạn sẽ phải trả tiền để trở thành thành viên cao cấp, khi đó bạn có thể nhận được hàng trăm đến hàng ngàn lượt thầu bổ sung mỗi tháng theo kế hoạch.
So với tư cách thành viên miễn phí, Upwork có ưu đãi tốt hơn cho phép bạn đặt giá thầu lên tới 60 dự án mỗi tháng. Mặc dù vậy, cũng chẳng có vấn đề gì khi đăng ký tài khoản miễn phí với Freelance.com.
5. Guru

Guru là một nền tảng dành cho Freelancer phổ biến khác, bạn có thể tìm kiếm công việc trả lương theo giờ hoặc công việc có mức lương cố định trong hầu hết mọi danh mục có thể tưởng tượng được.
Tương tự với hai nền tảng trên, Guru cũng sử dụng hệ thống báo giá thầu. Bạn phải cạnh tranh với nhiều freelancer khác để có thể nhận được dự án bạn mong muốn.
Điểm nổi bật của Guru là họ cung cấp tùy chọn thanh toán tốt hơn so với Upwork. Bạn chỉ cần trả một khoản phí duy nhất, khoảng 8.95% phí dự án. Trong khi Upwork sẽ tính cho bạn khoản phí hoa hồng rất cao, khoảng 20% tổng số tiền bạn nhận được.
Vì vậy, đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người mới bắt đầu, tuy nhiên giai đoạn đầu bạn phải chuẩn bị tinh thần chấp nhận một số công việc có mức lương thấp và từ từ xây dựng một bản “portfolio” ấn tượng.
Khi bạn muốn mở rộng và phát triển công việc làm ăn, bạn có thể nâng cấp lên thành viên trả phí để tận hưởng những ưu đãi như mức phí thấp hơn, nhận được nhiều lượt thầu hơn và các bài kiểm tra kĩ năng miễn phí.
6. PeoplePerHour

Công ty này có trụ sở tại Anh, hoạt động khá giống với Upwork và Freelancer. Khách hàng sẽ trả trước một khoản thù lao cho công việc thông qua hệ thống ký quỹ (bên giao dịch trung gian thứ 3 giữ tiền và sẽ chi trả đúng như giao kèo của hai bên) và các Freelancer sẽ cạnh tranh nhau bằng cách báo giá thầu để có thể nhận được công việc.
Danh mục việc làm lớn nhất của họ là phát triển web di động và thiết kế. Những danh sách việc làm phổ biến khác có trên website bao gồm truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến, nhân viên hỗ trợ, viết bài, biên dịch, chỉnh sửa video và âm thanh.
7. Craigslist

Ngoài việc cung cấp một nền tảng trực tuyến giúp bạn mua và bán nhiều mặt hàng khác nhau, Craigslist còn là nơi tuyệt vời để tìm kiếm các công việc freelance.
Để tìm kiếm nhanh một công việc trên Craigslist, chú ý vào mục “jobs” và “gigs”, chọn lĩnh vực bạn quan tâm, nhập các từ khóa liên quan trên thanh tìm kiếm để nhận được kết quả phù hợp nhất.
Lưu ý rằng mọi người đêu có thể đăng tải việc làm trên Craigslist, để tránh lừa đảo bạn cần nghiên cứu kĩ về khách hàng, trao đổi qua Skype hoặc gặp trực tiếp (nếu có thể) để lập hợp đồng.
8. LinkedIn Profinder

Ra mắt vào năm 2015, LinkedIn Profinder là một công cụ mạnh mẽ để các freelancer tìm kiếm khách hàng cũng như công việc tự do.
Nếu bạn đã sở hữu một tài khoản LinkedIn, những gì bạn cần là liên kết nó với hồ sơ LinkedIn Profinder của bạn.
Hầu hết khách hàng tiềm năng đều tiềm kiếm những chuyên gia có chuyên môn trong những lĩnh vực cụ thể. Vì vậy bạn cần chuẩn bị một hồ sơ thật tốt, thể hiện rõ kinh nghiệm, kĩ năng và trình độ chuyên môn của bạn.
Tuy nhiên, không ai cho không ai thứ gì, để có thể tiếp cận với những công việc tự do tốt, thu nhập cao, bạn cần nâng cấp lên bản LinkedIn Premium với mức phí hàng tháng là $59. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn liệu rằng nó có đáng để đầu tư hay không, bạn có thể kiểm tra hệ thống với 10 đề xuất được cho miễn phí.
9. Hubstaff Talent

Hubstaff Talent là một nền tảng cung cấp việc làm tự do tương đối mới với danh sách công việc ít hơn nhiều so với những nền tảng khác. Nhưng, cùng với đó là tỉ lệ cạnh tranh giữa các freelacer cũng ít hơn.
So với người anh em như Upwork, Hubstaff Talents cho phép bạn mở tài khoản và làm việc trực tiếp với doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí.
Chỉ mất 10 phút đăng kí tài khoản miễn phí, điền thông tin vào hồ sơ bao gồm tiểu sử ngắn, kĩ năng, kinh nghiệm và mức lương theo giờ. Bạn có thể chờ liên lạc từ những nhà tuyển dụng tiềm năng hoặc chủ động ứng tuyển vào những vị trí đăng tải để tìm được công việc phù hợp với mình.
10. Cloudpeeps

Đối với những Freelancer có kinh nghiệm, Cloudpeep là một thị trường màu mỡ mà bạn không nên bỏ lỡ.
Trang web này tập trung vào lượng lớn các dự án như truyền thông xã hội, marketing trực tuyến, copywriting, phát triển web, thiết kế đồ họa.
Bạn cần có kinh nghiệm làm việc trước đó và một bản portfolio tốt để có thể tham gia vào mạng lưới Cloudpeep. Ngay khi hoàn thành xong hồ sơ, bạn sẽ tìm được một công việc khá dễ dàng.
11. Project4Hire

Project4Hire là một trang web việc làm tự do phổ biến khác, cung cấp nhiều loại công việc trực tuyến khác nhau từ SEO đến Copywriting, nhập dữ liệu đến phát triển web và nhiều công việc khác nữa.
Nếu bạn có một khoảng thời gian khó khăn khi tìm việc trên Upwork hay Freelance, hãy thử tìm kiếm cơ hội mới với Project4Hire.
Chú ý rằng, bạn cần phải trả 5% phí nhận dự án trước khi bắt đầu bất kì dự án nào. Chẳng hạn nếu bạn thầu thành công một dự án trị giá $100, bạn cần phải trả $5 cho website trước khi bắt đầu công việc.
Nếu phát sinh vấn đề (bất cứ lí do nào) mà khách hàng không thuê bạn, khoản phí này sẽ được hoàn trả vào tài khoản của bạn.
12. Flexjobs

Flexjobs hoạt động có đôi chút khác biệt so với những trang web khác vì nó không miễn phí cho người dùng. Bạn cần phải trả phí thành viên $14.95 mỗi tháng.
Vậy tại sao nên lựa chọn Flexjobs thay vì những trang web miễn phí khác? Flexjob cung cấp lượng lớn và đảm bảo tính xác thực của công việc, hoàn toàn không lừa đảo, hơn hết không chứa quảng cáo trên website.
Nếu bạn thật sự nghiêm túc với công việc Freelancer của mình, hãy đăng kí dùng thử một tháng và tận hưởng những lợi ích mà Flexjobs mang lại. Với cam kết hoàn tiền sau 30 ngày, trong trường hợp không hài lòng với dịch vụ, bạn có thể hủy gói và yêu cầu hoàn lại tiền đầy đủ.
13. We Work Remotely

We Work Remotely là một trong những trang web tốt nhất để tìm kiếm việc làm từ xa, cho phép bạn làm việc thoải mái ngay tại nhà, bất kể bạn đến từ đâu.
Tại đây, bạn có thể tìm thấy đủ thể loại công việc trực tuyến khác nhau, từ kinh doanh đến quản lý, hỗ trợ khách hàng, lập trình, thiết kế, copywriting đến marketing.
14. Freelanced

Freelanced còn được biết đến với tên gọi “The freelance Social Network”, là một thị trường rộng mở cho các Freelancer. Danh mục công việc trên web bao gồm nhân viên hỗ trợ, kế toán và tài chính, kĩ sư, lập trình, thiết kế hình minh họa, biên dịch và nhiều lĩnh vực khác nữa.
Điểm độc đáo của Freelanced là họ hoạt động dựa trên mô hình mạng xã hội, bạn có thể tạo hồ sơ, cập nhật trạng thái, kết bạn, tham gia các hội nhóm và kết nối với những người có cùng sở thích.
Nếu chưa tham gia Freelanced, hãy đăng kí ngay!
15. Working Nomads

Nếu bạn muốn làm việc ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào thì Working Nomads chắc chắn là dành cho bạn. Đây là một trang web việc làm tự do phổ biến phù hợp với những người theo lối sống du mục kỹ thuật số (digital working nomads), cho phép bạn làm việc trong khi đi du lịch vòng quanh thế giới.
Working Nomads cung cấp đủ các kiểu công việc khác nhau, bao gồm thiết kế, marketing, phát triển, quản lí, viết,…
16. JustAnswer

JustAnswer là một trang web thành viên, cho phép người dùng đặt hầu hết các loại câu hỏi và nhận được câu trả lời từ các chuyên gia. Các chủ đề vô cùng đa dạng, bao gồm thuế, tài chính, luật, máy tính và sức khỏe.
Bạn có thể đăng ký và trở thành một chuyên gia của JustAnswer, trả lời các câu hỏi và kiếm thêm thu nhập.
17. Onsite

Onsite có một chút khác biệt so với những trang web khác, bạn cần phải có một bản portfolio ấn tượng để được chấp nhận là thành viên.
Đây là nơi lý tưởng để bạn tìm kiếm những công việc tự do chất lượng và những việc làm Onsite (tại chỗ). Họ cung cấp gói thành viên miễn phí và không thu thêm bất kì khoản phí nào đối với Freelancer.
Các danh mục công việc chính bao gồm quản lý, phát triển, thiết kế, minh họa và đồ họa chuyển động.
Nếu bạn nghiêm túc với công việc tự do, hãy thử ngay!
18. YunoJuno

Được thành lập bởi Shib Mathew – một Freelancer – và cung cấp công việc dành cho các Freelancer, YunoJuno đơn giản hóa quá trình tìm kiếm việc làm tự do và kết nối nhà tuyển dụng với các Freelancer trên khắp thế giới.
Với mục đích cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho Freelancer, YunoJuno không thu phí thành viên. Thay vào đó nhà tuyển dụng phải trả một khoản phí chiếm 9% tổng giá trị dự án.
Bên cạnh đó, YunoJuno đảm bảo hoàn tất thanh toán cho tất cả Freelancer sau khi kết thúc dự án trong vòng 14 ngày, tính từ ngày bàn giao.
Đến với YunoJuno, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều cơ hội làm việc dành cho mọi đối tượng từ những nhà sáng tạo, nhà thiết kế, nhà quản lí, nhà tiếp thị đến quản lý dự án và nhà báo.
Nếu bạn quan tâm đến việc xây dựng một sự nghiệp mang tính chuyên nghiệp, ít nhất một lần trong đời hãy thử trang web này.
19. Folyo

Không giống với những thị trường tìm kiếm việc làm tự do khác như Upwork hay Freelancer.com, Folyo không tính phí phần trăm trên bất kì dự án nào, bạn được quyền giữ toàn bộ thu nhập. Cả doanh nghiệp và Freelancer đều có thể sử dụng nền tảng này hoàn toàn miễn phí.
Tuy nhiên, với tư cách là Freelancer, bạn có thể chọn trả thêm một khoản phí nhỏ mỗi tháng để truy cập các tính năng bổ sung như đính kèm Portfolio vào phần phản hồi các dự án của bạn.
Điều mình thích ở Folyo là không phải thông qua bên trung gian, ngay khi đạt được thỏa thuận với khách hàng, bạn có thể tiếp tục trao đổi và liên lạc với khách hàng bằng nhiều cách thức khác nhau, không nhất thiết là phải tại trang wed Folyo.
20. Virtual Vocations

Được thành lập vào năm 2007, Virtual vocations là một nền tảng cung cấp việc làm tuyệt vời, chỉ tập trung vào các việc làm tại nhà.
Với hơn 50 loại công việc khác nhau, từ trợ lý ảo, kế toán, trợ lý, thiết kế đồ họa, tiếp thị đến viết lách. Bạn có thể dễ dàng tìm được công việc tự do phù hợp với sở thích và năng lực của mình.
Khi sử dụng Virtual vocations, bạn hoàn toàn yên tâm bởi tất cả các công việc đăng lên đều được sàng lọc kĩ lưỡng, hợp pháp và không lừa đảo.
21. Remotive

Remotive là nơi tuyệt vời khác để bạn tìm kiếm những việc làm tại nhà hay việc làm từ xa. Các loại công việc bao gồm CNTT, kỹ thuật, giáo dục, tiếp thị, bán hàng và bên bộ phận nhân lực.
Nếu bạn thích làm việc tại nhà, Remotive sẽ không làm bạn thất vọng!
22. Crowdsite

Trang web này dành cho những nhà thiết kế, lập trình và sáng tạo tự do. Không giống với những nền tảng khác, Crowdsite cho phép bạn cạnh tranh qua các cuộc “bão não” (brainstorm) và thông qua các bài kiểm tra thiết kế để bạn có thể thể hiện rõ tài năng cũng như kỹ năng của bản thân.
Sau 7 ngày người chiến thắng sẽ được chọn và trao tiền thưởng.
23. Krop

Krop là một website lưu trữ Portfolio, đặc biệt là dành cho những nghành công nghiệp sáng tạo. Nếu bạn là một nhà thiết kế, nhà phát triển, nghệ sĩ, v.v., bạn nên dùng thử Krop.
Tại đây bạn có thể tìm thấy nhiều cơ hội hợp tác với những công ty công nghệ thông tin hàng đầu như Twitter, Apple, HBO, Facebook, Netflix, New York Times và nhiều tên tuổi lớn khác.
Vì vậy bạn cần phải có kinh nghiệm nhất định và kĩ năng cụ thể trước khi cân nhắc xin việc tại trang web này.
24. Toptal

Toptal là một trang web việc làm tự do dành cho những tài năng thuộc top đầu, liên kết các chuyên gia có trình độ cao với các công ty mới khởi nghiệp và các công ty lớn, như Shopify, Motorola, Udemy, Airbnb và Hewlett Packard Enterprise. Trang web này chắc chắn không dành cho người mới bắt đầu vì họ tuyên bố chỉ thuê top 3% nhân tài thế giới.
Để có cơ hội tham gia ứng tuyển, bạn cần phải có một số kinh nghiệm làm việc liên quan và các kỹ năng cụ thể. Có 4 loại công việc chính là dành cho các nhà phát triển, chuyên gia tài chính, nhà thiết kế và quản lý dự án.
25. Angel List

Nếu bạn muốn làm việc cho các công ty mới khởi nghiệp, chẳng cần tìm kiếm đâu xa xôi, với hơn 26,510 công ty đầy tham vọng tại Angel List không ngừng tìm kiếm tài năng để tham gia cùng họ khởi nghiệp.
Có nhiều vị trí mở dành cho các nhà khoa học dữ liệu, nhà thiết kế, nhà phát triển, kỹ sư, copywriter và nhà tiếp thị. Bạn có thể tạo một tài khoản miễn phí và bắt đầu xin việc trực tiếp với những người sáng lập.
26. Indeed

Indeed là một nền tảng cung cấp việc làm từ xa phổ biến khác, tập hợp hầu hết tất cả các cơ hội việc làm trên toàn thế giới trong một nền tảng duy nhất. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp vô cùng dễ dàng và đơn giản. Chỉ cần tìm kiếm nhanh theo mức lương, loại công việc, vị trí, tên công ty hoặc cấp độ kinh nghiệm, kết quả sẽ trả về những công việc phù hợp nhất.
Bạn cũng có thể tải hồ sơ cá nhân lên để những nhà tuyển dụng tiềm năng có thể tìm thấy bạn. Hoặc đăng ký nhận thông tin việc làm qua email của họ để nhận được danh sách công việc mới và sớm nhất.
27. Aquent

Aquent là một mạng lưới việc làm tự do, đặc biệt cung cấp cho các nhà tiếp thị kỹ thuật số ưu tú, nhà phát triển và chuyên gia sáng tạo. Các loại công việc trên trang web bao gồm creative & design, development, marketing, content và writing.
Bạn có thể tìm kiếm tất cả các vị trí công việc mở dựa theo khu vực hoặc thực hiện tìm kiếm nhanh với từ khóa và vị trí. Aquent không chỉ cho phép bạn tìm cả việc làm từ xa và việc làm tại chỗ, mà còn cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí để nâng cao kỹ năng của bạn.
28. College Recruiter

Giống như tên gọi, College Recruiter dành riêng cho sinh viên cao đẳng và đại học, kể cả những sinh viên tốt nghiệp gần đây. Cho dù bạn đang tìm kiếm công việc bán thời gian, một cơ hội thực tập hoặc một công việc không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm, phù hợp với người mới bắt đầu, thì đây là một trang web tuyệt vời để gây dựng sự nghiệp của bạn.
29. Truelancer

Truelancer là trang web tìm kiếm việc làm tự do tốt nhất tại Ấn Độ. Nó là sự pha trộn giữa Upwork và Fiverr, nơi bạn có thể đặt giá thầu cho các đề xuất và bán các dịch vụ của chính mình. Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia các cuộc thi được đăng bởi các nhà tuyển dụng. Dĩ nhiên, người thắng cuộc sẽ nhận được tiền thưởng.
Truelancer mang đến cơ hội việc làm khổng lồ thu hút freelancer ở mọi cấp độ trên khắp mọi nơi trên thế giới, phần lớn trong số đó đến từ Ấn Độ, US, UK, Phi-líp-pin, Băng-la-đét.
Tại đây bạn có thể tìm thấy tất cả các loại công việc, như nhập dữ liệu, viết, dịch thuật, thiết kế đồ họa, lập trình, bán hàng và tiếp thị, kế toán và quản lý phương tiện truyền thông xã hội.
Nếu bạn gặp khó khăn khi kiếm việc làm trên Upwork hay trên những nền tảng nào khác, bạn có thể thử ngay trang web này.
30. Skip The Drive

Khác hẳn với những nền tảng khác, Skip The Drive cho phép bạn tìm kiếm tất cả các loại công việc tại nhà, việc làm từ xa mà không cần phải đăng kí tài khoản. Bao gồm kế toán, tư vấn, tiếp thị, phát triển web và nhiều hơn nữa.
Công việc vặt
31. Fiverr

Fiverr là một chợ việc làm tự do khác mà chủ yếu là những công việc vặt.
Cách thức hoạt động của Fiverr khác hoàn toàn so với Upwork và Freelancer.com. Thay vì phải đặt giá thầu cho các dự án do khách hàng cung cấp, bạn sẽ tự tạo ra danh sách các dịch vụ của riêng bạn và khách hàng sẽ đọc và lựa chọn. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ, họ có thể gửi tin nhắn hoặc đặt hàng trực tiếp nếu muốn mua gói dịch vụ của bạn.
Nhiều người không mấy hứng thú với trang web này, vì bạn phải đặt giá dịch vụ rất thấp chỉ $5. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể đặt các dịch vụ bổ sung bên trên các tùy chọn cơ bản và kiếm được thu nhập cao.
32. Microworkers

Khi muốn kiếm tiền nhanh chóng, bạn có thể tham khảo các công việc có trên Microworkers. Tập trung vào các công việc vặt như làm khảo sát trực tuyến, viết bài báo ngắn, chia sẻ link trên các mạng truyền thông xã hội hoặc thậm chí là kiểm thử website. Hầu hết những nhiệm vụ nhỏ này đều rất đơn giản và mất chưa tới 1 giờ để hoàn thành.
Vì vậy, Microworkers là lựa chọn hoàn hảo cho những người mới bắt đầu và những người chưa sẵn sàng dấn thân vào những dự án lớn.
33. Amazon Mechanical Turk

Nếu bạn thích làm những công việc vặt, một trang web phổ biến khác bạn nên thử là Amazon Mechanical Turk (Mturk).
Nó đặc biệt phổ biến giữa những Freelancer ở Mỹ vì có hàng ngàn công việc vặt có sẵn mà bạn có thể ứng tuyển và kiếm tiền ngay lập tức. Chỉ với vài cú nhấp chuột, bạn có thể dễ dàng tìm thấy công việc phù hợp với mình. Nhược điểm duy nhất là hầu hết các nhiệm vụ đều không được trả lương cao.
34. Clickworker

Clickworker là một địa chỉ thú vị khác để kiếm tiền nhanh bằng cách hoàn thành những công việc vặt.
Hầu hết các nhiệm vụ đều khá đơn giản, không yêu cầu bất kì kinh nghiệm hay kĩ năng nào, ví dụ như hoàn thành khảo khác, sao chép và dán nội dung,…
Làm các công việc vặt chắc chắn không thể mang lại thu nhập ổn định như những công việc toàn thời gian, tuy nhiên đây vẫn là cách hiệu quả để kiếm tiền trong thời gian rảnh.
Viết lách
35. ProBlogger

Nếu đã viết blog một thời gian, có lẽ bạn sẽ không xa lạ với ProBlogger của Darren Rowse.
Trên giao diện chính của Problogger, bạn có thể tìm thấy tất cả các loại nhiệm vụ liên quan đến công việc viết lách, chủ yếu là các bài viết trên blog với đủ các thể loại khác nhau.
Nếu là một Blogger, đây là cách tuyệt vời để kiếm thêm thu nhập trực tuyến.
36. Freelance Writing Gigs

Nếu bạn có năng khiếu viết lách, Freelance Writing Gigs là tất cả những gì bạn cần. Nó hoạt động khá giống với Problogger, bạn có thể tìm thấy nhiều loại công việc khác nhau như viết, chỉnh sửa, xuất bản, viết blog,…
37. Writer Access

Writer Access là một nơi tuyệt vời khác để tìm các công việc trực tuyến liên quan đến khả năng viết lách. Từ viết bài, chỉnh sửa, dịch thuật đến copywriting. Có rất nhiều cơ hội việc làm dành cho các nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế đồ họa, họa sĩ minh họa và họa sĩ diễn hoạt.
Để trở thành thành viên trên trang web, bạn cần hoàn thành các bài kiểm tra kỹ năng qua một tài khoản miễn phí. Sau đó, họ sẽ xem xét hồ sơ (Portfolio) của bạn và đưa ra xếp hạng sao ban đầu để xác định múc lương theo giờ của bạn.
Thiết kế và công nghệ thông tin
38. 99designs

Giống như tên gọi, 99design là thị trường việc làm tự do độc quyền dành cho những nhà thiết kế sáng tạo. Với nhiều loại hình thiết kế đa dạng từ thiết kế logo, danh thiếp, áo thun, bìa sách đến thiết kế trang web.
Tại 99designs, mọi thứ hoạt động đều khác hẳn so với những trang web khác. Thay vì đọc lướt danh sách công việc và lựa chọn dự án bạn thích thì bạn phải gửi thiết kế của mình đến một cuộc thi và cạnh tranh với những nhà thiết kế tài năng hàng đầu từ khắp mọi nơi trên thế giới. Khách hàng sẽ lựa chọn bản thiết kế xuất sắc và ưng ý nhất, đương nhiên người thắng cuộc sẽ nhận được khoản tiền hậu hĩnh.
Đây chắc chắn là lãnh địa dành cho những freelancer có kinh nghiệm với con mắt nghệ thuật tinh tường.
39. Behance

Thuộc quyền sở hữu của Adobe, Behance là một nền tảng phổ biến giữa những nền tảng sáng tạo chuyên nghiệp, nơi trưng bày những tác phẩm nghệ thuật và dự án sáng tạo của những nhà thiết kế tài năng.
Trên website, bạn có thể tìm được công việc freelance phù hợp dựa vào kỹ năng, vị trí địa lý và kinh nghiệm của bản thân.
Behance phủ sóng nhiều lĩnh vực sáng tạo, bao gồm hoạt họa, kiến trúc, quảng cáo, điện ảnh, hoạt hình, thời trang, thiết kế trò chơi, âm nhạc, UI / UX, thiết kế web, viết và nhiều hơn nữa.
Hãy dành chút thời gian tạo hồ sơ trên Behance, đăng tải những tác phẩm xuất sắc nhất của bạn để tạo Portfolio ấn tượng, từ đó xây dựng thương hiệu cá nhân để thu hút khách hàng tiềm năng. Và “Có công mài sắt, có ngày nên kim”!
40. DesignHill

DesignHill được định hướng phát triển như là trang web thiết kế đồ họa số 1 thế giới.
Nó hoạt động khá giống với 99designs, các công ty sẽ đăng các cuộc thi tìm kiếm thiết kế lên trên trang web và những nhà thiết kế tự do có thể gửi tác phẩm của mình để dự thi. Cuối cùng, người thắng cuộc sẽ nhận được khoản tiền thưởng quy định trước.
41. Dribbble

Nếu bạn muốn kiếm sống dựa vào khả năng sáng tạo của bản thân thì đừng bỏ qua Dribbble.
Bên cạnh việc trưng bày các tác phẩm của bạn trên trang web giúp tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng thì bạn cũng có thể tìm kiếm và ứng tuyển vào những vị trí việc làm từ xa bên dưới bảng công việc.
Để đăng công việc lên Dribbble, các nhà tuyển dụng phải trả phí hàng tháng là $299. Vì vậy họ hoàn toàn nghiêm túc trong việc tìm kiếm những tài năng thực thụ và có thể sẵn sàng chi trả khoản ngân sách lớn.
42. ArtWanted

Đối với nhiếp ảnh gia và những nghệ sĩ tự do đang tìm cách kiếm thêm thu nhập thì Artwanted là lựa chọn hoàn hảo.
ArtWanted cho phép bạn tự tạo một trang web hồ sơ cá nhân, hiển thị các tác phẩm nghệ thuật của bạn và bán các tệp gốc, bản in hoặc file ảnh kĩ thuật số. Bạn có thể sử dụng nền tảng này hoàn toàn miễn phí, không phí hoa hồng, không phí thành viên và được giữ 100% toàn bộ thu nhập của mình.
43. DesignCrowd

Tương tự những thị trường việc làm thiết kế khác, DesignCrowd cung cấp nền tảng dành cho các nhà thiết kế tự do kiếm thêm thu nhập trực tuyến bằng cách tham gia các cuộc thi.
Có nhiều loại công việc thiết kế khác nhau bao gồm thiết kế quần áo, logo, bìa tập san, website, danh thiếp và bìa sách.
44. Gun.io

Nếu là chuyên gia trong ngành công nghiệp phát triển phần mềm, Gun.io là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Thông qua trang web này, bạn có thể có cơ hội làm việc với các công ty lớn như Amazon, Tesla và Cisco
Kết luận
Nếu là người mới bắt đầu, hãy lựa chọn 3 nền tảng liên quan đến kĩ năng và chuyên môn của bạn nhất. Tập trung vào các nền tảng này, tạo kết nối với khách hàng và những người làm Freelancer khác, sau đó từng bước xây dựng bản Portfolio ấn tượng và mang đậm dấu ấn cá nhân.
Mình hi vọng những gợi ý website ở trên sẽ là công cụ trợ giúp hữu hiệu để bạn có thể gầy dựng sự nghiệp của riêng mình.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số việc làm trực tuyến “10 cách kiếm tiền online an toàn, hiệu quả, không lừa đảo” để kiếm thêm thu nhập trong thời gian rảnh.
Bạn nghe chia sẻ của các Bloger, Youtuber Việt Nam về cách tìm việc làm thêm để tham khảo nữa nhé:
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết! Nếu thấy hay và bổ ích hãy chia sẻ ngay nhé!
Nếu vẫn quan tâm tới chủ đề này, bạn có thể tìm đọc các cuốn sách hoặc tham gia những khóa học sau:
Để Mai tính
- Ưu nhược điểm của dầu gội phủ bạc Komi, cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất?
- Review chi tiết top 5 body mist siêu thơm phái đẹp nên có
- Tổng hợp mẹo bảo quản thực phẩm tươi lâu, rút ngắn thời gian nấu nướng cho gia đình bận rộn
- Tips sử dụng nồi chiên không dầu
- Cách vệ sinh đồ dùng sạch bóng với men tự nhiên
- Mẹo vệ sinh tủ lạnh đúng, cách vệ sinh tủ lạnh hết mùi
- Cách làm hoa bằng trái cây trang trí món ăn đẹp mắt, ngon miệng
- Tips trị thâm nách các chị em nên biết
- Cách mix các loại hạt cho món sữa hạt thơm ngon
- Đi chợ mùa dịch trên Lazada đồ ngon giá tốt
Bình luận của bạn